Giải đáp về Quy định về lập biên bản trường hợp xây dựng không phép

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Một số bạn đọc đã hỏi Sở Xây dựng về quy định đối với Quy định về lập biên bản trường hợp xây dựng không phép? Sau khi xem xét, Sở Xây dựng trả lời và hướng dẫn theo theo nội dung trả lời của Bộ Xây dựng như sau:    

 

Một số bạn đọc đã hỏi Sở Xây dựng về Quy định về lập biên bản trường hợp xây dựng không phép? Sau khi xem xét, Sở Xây dựng trả lời và hướng dẫn theo theo nội dung trả lời của Bộ Xây dựng như sau:

 

Câu hỏi của bạn Võ Phạm Công Định tại hòm thư vophamcongdinh@gmail.com hỏi :

Cán bộ địa chính phát hiện hộ ông Nguyễn Văn A xây dựng không phép nên lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu dừng thi công theo mẫu tại Thông tư 02/2014/TT-BXD, ban hành quyết định đình chỉ và quyết định xử phạt, cho 60 ngày xin phép. Tuy nhiên Thanh tra lại cho rằng việc xử lý như nêu trên không đúng quy định, do phù hợp đất ở nên phải lập theo Mẫu 01 của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tôi xin hỏi, việc lập biên bản lĩnh vực xây dựng theo Mẫu 01 của Nghị định 81/2013/NĐ-CP có đúng không? Trong cùng một hành vi xây dựng trên, ông A có 40m2 thổ cư, xây dựng 80m2, Thanh tra yêu cầu phải lập theo lỗi tự ý chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, như vậy có đúng không?

 

Sau khi nghiên cứu, Thanh tra Bộ Xây dựng có ý kiến trả lời như sau:

 

Về việc áp dụng biểu mẫu trong lập biên bản vi phạm hành chính, tại Điều 2 Thông tư 02/2014/TT-BXD ngày 12/2/2014 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP có quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm, cụ thể như sau:

“Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có trách nhiệm lập biên bản như sau: Hành vi vi phạm đang được thực hiện thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 01, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Ngoài ra, tại Điều 10 Thông tư 02/2014/TT-BXD có quy định: “Những biểu mẫu khác trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP”.

Trường hợp vi phạm của ông Nguyễn Văn A nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 10, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 2 Thông tư 02/2014/TT-BXD thì người có thẩm quyền lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Thông tư 02/2014/TT-BXD; trường hợp nếu thuộc trường hợp khác thì áp dụng theo biểu mẫu quy định tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

 

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP trong đó quy định một số biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thay thế cho biểu mẫu trong Nghị định số 81/2013/NĐ-CP nên đề nghị công dân nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp.

Xử phạt theo từng hành vi vi phạm

Về việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi phạm khác có liên quan, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định như sau: “Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”.

Trường hợp, nếu có đủ căn cứ xác định ông Nguyễn Văn A có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP thì người có thẩm quyền có thể tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản vừa có hành vi không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì áp dụng theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP:

“Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại Khoản 3, Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

 

Theo: Thanh tra Bộ Xây dựng

 

 
 
  
 

 

 

 

 

Average (0 Votes)
Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 11,446
Total visited in day: 19,443
Total visited in Week: 37,618
Total visited in month: 286,604
Total visited in year: 1,949,665
Total visited: 11,997,580