|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
 

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC.

1. Chánh Thanh tra: Lương Hải Lâm.

Điện thoại: 02403.555.806

Email: lamlhnh_sxd@bacgiang.gov.vn

2. Phó Chánh Thanh tra:

- Lê Ngọc Quang       -   Email: quangln_sxd@bacgiang.gov.vn

3. Chuyên viên

- Nguyễn Thế Anh       -   Email: anhnt_sxd@bacgiang.gov.vn

4. Chuyên viên

- Nguyễn Vũ Phương       -   Email: phuongnv_sxd@bacgiang.gov.vn

5. Liên hệ:

- Điện thoại thường trực: 02403.853.299;

- Fax: 02403.554.778

- Email: tts_sxd@bacgiang.gov.vn

II. CHỨC NĂNG

Thanh tra Sở Xây dựng (sau đây gọi là Thanh tra Sở) là cơ quan thanh tra nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành Xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; quản lý trật tự đô thị;  giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật hoặc phân công của UBND tỉnh. Thanh tra Sở có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng. chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng.

III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN.

III.1. Nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra Sở

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 của Luật Thanh tra, gồm:

Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở.

Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. Tham mưu Giám đốc Sở yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở.

Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở khi cần thiết.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra:

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.

Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.

Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

Tham mưu tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng:

a) Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanh tra Bộ, trình Giám đốc Sở phê duyệt, báo cáo Thanh tra Bộ.

b) Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, gồm:

Tham gia tiếp công dân, tổng hợp nội dung tại phiên tiếp công dân của Lãnh đạo Sở hàng tháng. Thường trực tiếp công dân các ngày hành chính trong tuần;

Theo dõi, tổng hợp đơn thư. Tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng ở địa phương theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

c) Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành, địa phương thành lập; tham gia các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ thành lập.

4. Chủ trì tham mưu Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Sở; tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý vi phạm.

5. Chủ trì tham mưu Lãnh đạo Sở triển khai kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.

 

6. Quản lý, tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động của Thanh tra Sở.

III.2. Thực hiện các nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng

1. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:

a) Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;

b) Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;

d) Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.

2. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;

c) Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

d) Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;

đ) Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu;

e) Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

g) Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

h) Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

i) Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

k) Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;

l) Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

m) Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

3. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:

a) Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;

c) Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.

4. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

5. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

6. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.

7. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.

8. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành xây dựng.

 

Trung bình (0 Bình chọn)
Thứ ba, 30 Tháng 04 Năm 2024

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 14,643
Tổng số trong ngày: 13,910
Tổng số trong tuần: 45,296
Tổng số trong tháng: 326,729
Tổng số trong năm: 1,661,542
Tổng số truy cập: 11,709,457